Bí quyết giúp hát hay, nhảy chuẩn



Với mỗi ca sĩ chuyên nghiệp, việc vừa hát vừa biểu diễn vũ đạo, nhảy là không hề dễ dàng. Người ca sĩ phải đảm bảo có giọng hát chuẩn, khỏe, ổn định và có một nền tảng thể lực tốt, có thể duy trì vũ đạo trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, để có thể vừa hát vừa nhảy tốt trên sân khấu, người ca sĩ phải học cách rèn luyện hơi thở, hát và di chuyển… Dưới đây là một vài bí quyết giúp hát hay, nhảy chuẩn mà không lo bị hụt hơi, kiệt sức do phòng thu âm chuyên nghiệp Sonar Studio gửi đến.

lay-hoi-khi-hat

Học cách điều khiển hơi thở

Một kĩ năng quan trọng của một người ca sĩ trong việc vừa hát và nhảy cùng lúc chính là kiểm soát hơi thở thật tốt. Bạn phải đảm bảo có thể xử lý  mượt hết những nốt dài hoặc ngắn khác nhau. Và muốn làm được điều này bạn nên học cách điều khiển hơi thở của mình lâu và sâu hơn. Dưới đây là bài tập giúp bạn điều khiển hơi thở cửa mình.

Bài tập được chia làm 2 phần cơ bản. Trước hết, giữ một chiếc lông nhẹ (lông gà, ngan, vịt,.. sạch tùy ý) trước miệng. Sau đó, luyện tập điều chỉnh hơi thở, hít không khí vào. Khi đó, chiếc lông sẽ lay động theo luồng khí mà bạn hít vào, từ đó có thể biết được hơi thở có đều hay không. Lưu ý rằng, khi tập hít, bạn nên hít thật sâu.

Phần tiếp theo là luyện tập cách thở. Hãy thổi vào chiếc lông trên. Khi thở, chú ý đến phần cơ hoành trên cơ thể. Phải thở hết luồng hơi trong người mới tiếp tịp hít không khí vào. Cố gắng luyện tập sao cho thời gian thổi – thở càng lâu càng tốt.

Lưu ý rằng, khi luyện tập cách điều khiển hơi thở cùng chiếc lông nhẹ, bạn nên luyện tập ở nơi kín gió như trong phòng, tránh để bị gió bên ngoài hay quạt thổi vào chiếc lông làm ảnh hưởng đến quá trình luyện tập.

Tập cách phân phối hơi thở hợp lý

Paradoxical Breathing

Trong những bài hát đòi hỏi vũ đạo khó, di chuyển liên tục… sẽ đòi hỏi ở bạn có rất nhiều năng lượng, đây là một thách thức mà nhiều ca sĩ hiện nay cũng mong muốn đạt được điều đó. Cụ thể, sẽ có vài phân đoạn trong bài hát yêu cầu bạn phải thở ngắn và nhanh.

Trong khi đang luyện tập bài hát kèm vũ đạo, hãy lên kế hoạch ở chỗ nào trong bài hát bạn sẽ phải lấy hơi, tránh tình trạng hụt hơi ở những câu hát khó. Bằng việc lên rõ ràng chiến lược như thế, bạn sẽ dễ dàng hoàn thành tốt màn hình diễn của mình hơn.

Nếu bạn biết được những nốt dài trong bài hát sắp đến, hãy chắc chắn có thể tìm được nhịp nghỉ trong vũ đạo và tận dụng lấy giây phút đó mà hít thở thật dài, sâu.

Kết hợp hài hòa giữa vũ đạo và giọng hát

Luyện tập vũ đạo trước gương thật kỹ, điều đầu tiên và quan trọng đó chính là bạn phải thuộc động tác, vì khi lên sân khấu sẽ không tránh khỏi căng thẳng, nếu bạn không nằm lòng các động tác thì chắc chắn một điều bạn sẽ hát một đằng và nhảy một nẻo hoặc nhảy trễ hoặc sớm hơn vũ đoàn.

Hãy học cách cảm thụ nhạc. Cách này sẽ cho phép bạn nhìn thấy được âm nhạc và động tác nhảy nối khớp với nhau như thế nào.

Kiểm tra giọng hát qua bản thu

Một cách hiệu quả để đánh giá màn trình diễn đó là tự thu âm lại giọng hát của bạn lúc vừa hát vừa nhảy. Liệu đã hay chưa? Hơi thở ổn định và hát rõ lời hay không? Chỗ nào bị hụt hơi hoặc lên nốt cao không nổi thì có cần thay đổi chiến lược lấy hơi khác hoặc dừng vũ đạo trước đó lại vài giây để lấy hơi không? Điều đói giúp bạn sẽ dễ dàng nhận ra ưu và khuyết điểm của mình sau đó tìm phương hướng để giải quyết.

Đặc biệt, hãy nhờ những người khác nghe bản ghi âm hoặc xem bạn trực tiếp màn biểu diễn của bạn rồi góp ý. Những lời nhận xét chân thành từ người thân sẽ không bao giờ dư thừa, nhớ nhé.

Không ngừng luyện tập để nâng cao kỹ thuật của bản thân

Một khi bạn đã thực hiện nhuần nhuyễn ca khúc của mình hay bất kì ca khúc nào khác, thì hãy tự thử thách bản thân bằng cách nâng cao độ khó của vũ đạo hoặc remix lại ca khúc. Một khi làm quen với nhiều độ khó khác nhau, bạn có thể tự tin rằng mình sẽ mang đến khán giả những màn trình diễn hấp dẫn hơn.

Phòng thu âm HCM