Ngoài là niềm đam mê về nghệ thuật và cho ra những sản phẩm âm nhạc chất lượng nhằm phục vụ cho người nghe hoặc để thể hiện khả năng của mình thì bạn hoàn toàn có thể xét về 1 chút thương mại trong những sản phẩm đó. Phòng thu âm Sonar xin gợi ý cho bạn về những cách kiếm tiền từ sản phẩm âm nhạc để giúp ích được phần nào trong cuộc sống hoạt động về nghệ thuật của bạn.
Có rất nhiều người suy nghĩ rằng ngành nhạc là ngành khó sống, khó có tương lai và “sướng ca vô loại” hay khả năng kiếm tiền nhiều nhất của họ là đi diễn sô (show) hay làm nghệ thuật là phải thuần nghệ thuật và không nên thương mại… Chắc chắn 1 điều là họ đã suy nghĩ sai lầm.
Chúng ta cũng không nên nhìn vấn đề “kiếm tiền” như là một sự tiêu cực trong nghệ thuật. Kiếm tiền ở đây không phải ở góc độ phi nghệ thuật. Bản thân các nghệ sĩ phải cố gắng hết sức để làm ra sản phẩm chất lượng tốt nhất. Đáp ứng nhu cầu giải trí và đời sống tinh thần của xã hội. Chính họ đã bỏ ra khả năng cũng như “chất xám” của bản thân, vây nên nghệ sĩ phải kiếm được tiền cũng là chuyện đương nhiên.
Cách này quá truyền thống, ai cũng biết. Nhưng ở Việt Nam đĩa lậu tràn lan không ai kiểm soát đúng trách nhiệm. Và giờ đây việc mua đĩa cũng gần như tuyệt chủng trong thế giới internet. Mọi thứ đã ở trên mây (cloud) để các bạn nghe trực tiếp (stream). Tuy nhiên, bạn vẫn có thể làm ra một sản phẩm âm nhạc chất lượng với một bao bì đẹp mã. Ít nhất bạn cũng bán được cho người thân, bạn bè và những người hâm mộ trung thành (Fan).
Hãy nhớ nhé, “BÁN” chứ không có tặng. Vì bạn đã phải bỏ rất nhiều công sức để có được thành phẩm đó. Và nếu bạn bè, người thân của bạn trân trọng thành quả đó, họ sẽ mua ủng hộ bạn. Đừng xem thường giá trị này. Một đĩa bán 50.000đ với số lượng 1000 đĩa là bạn đã thu hồi được 50.000.000đ doanh thu rồi đấy, nó đủ để bạn trang trải các chi phí của dịch vụ thu âm.
Nhiều nghệ sĩ có tư duy cứ cho mấy kênh online nó phát để khán giả nghe miễn phí. Mình được nổi tiếng rồi kiếm tiền từ biểu diễn. Tư duy này khiến chúng ta cứ phải lao động cả đời, có hát mới có tiền. Trong khi đó, giá trị sáng tạo của một sản phẩm nghệ thuật kéo dài đến tận 50 năm sau khi người nhạc sĩ sáng tác qua đời. Nghĩa là bạn cứ phải đi hát đến cuối đời mới có tiền để sống, còn những người đang phát nhạc của bạn miễn phí thì hưởng quyền lợi thụ động.
Như vậy, thay vì để họ phát miễn phí, hãy yêu cầu họ tính phí nghe hoặc tải xuống. Như vậy, bạn luôn nhận được quyền lợi của mình trên mỗi lượt nghe hay tải xuống. Đây chính là thu nhập thụ động, bạn đi tắm, uống cà phê, ăn trưa, thậm chí đi ngủ thì tiền vẫn tiếp tục chảy về.
Điều quan trọng tiếp theo, nghệ sĩ phải biết xây dựng thế đàm phán với các kênh âm nhạc online. Phải đảm bảo quyền lợi của bạn từ việc phát nhạc, sử dụng âm nhạc online được minh bạch và công bằng. Ít nhất bạn phải được 20%, nếu dưới, tốt nhất không nên kí thỏa thuận vì nó không đáng.
Đây là cách mà hiện tại đang khá Hot và được nhiều nghệ sĩ áp dụng. Youtube hay các kênh tương tự cũng là một mỏ vàng. Bạn chỉ cần đầu tư một MV tươm tất, tạo một tài khoản là có thể để lên đó và đợi nó sinh tiền. Tất nhiên, công việc không chỉ đơn giản như thế. Nếu muốn chuyên nghiệp và đỡ mất thời gian, bạn cần phải thông qua một số kênh đã có sẵn danh tiếng. Kênh có lượt theo dõi và đội ngũ quản lý chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn sẽ mất một khoảng % kha khá, đó là sự trao đổi hợp lý.
Kiếm tiền từ Youtube không phải là một sớm một chiều, nhưng ít nhất, bạn đã tạo ra của cải. Biết đâu 5 năm sau, bài hát đó bỗng nổi tiếng và bạn bắt đầu có tiền từ các quảng cáo chèn vào video của mình.
Ngày nay với sự phát triển như vũ bảo của công nghệ thông tin và sáng tạo. Đã có nhiều hình thức nền nảng mới giúp những người “vô danh” một phút lên mây. Bạn hoàn toàn có thể tạo một tài khoản, đăng tải nhạc của mình, bán và nhận tiền hàng tuần. Thật đơn giản, nghe như một trò đùa, nhưng nó thật sự là như thế.
Bạn có thể làm một mình bằng cách tạo kênh nhạc online cho mình, dù cách này khá khó khăn. Bạn cần tự sáng tác, tự hòa âm phối khí, tự thu âm, tự tạo trang web, youtube riêng của mình rồi tải nhạc lên, quảng cáo và chờ tiền về. Đây là một con đường dài và khó thành công nhanh được, bạn cần đầu tư rất nhiều chất xám và công sức với nó. Và tất nhiên vẫn hoàn toàn có thể thành công nếu thật sự đầu tư và cố gắng đến cùng.
Trên đây là những sưu tầm và chia sẻ của Phòng thu âm hcm về những cách kiếm tiền từ sản phẩm âm nhạc dành cho những ai muốn phát triển dài lâu bằng đam mê của mình. Ngoài ra còn có rất nhiều cách khác “hay ho” nữa, liên hệ với phòng thu âm Sonar để chúng ta có thể trao đổi và chia sẻ cho nhau nhé !
Nguồn : Internet