Kí xướng âm là môn học đòi hỏi rất nhiều ở người học khả năng cảm thụ tiết tấu, cao độ của âm thanh. Chính vì thế, người học tốt môn này có thể nghe và xướng một đoạn nhạc mà không cần bất kỳ công cụ hỗ trợ nào. Đây chính là tiền đề giúp cho những bạn muốn phát triển hầu hết cách lĩnh vực trong âm nhạc như: sáng tác, hòa âm phối khí, chơi nhạc cụ và ca hát,…
Ví dụ một cách đơn giản, đối với những bạn muốn sáng tác, một ngày đẹp trời, bạn ngân nga được một đoạn khá hay, quyết định thu vào điện thoại để sáng tác nhưng do không có được kỹ năng cảm thụ giai điệu, bạn không thể nghe lại và thể hiện chính xác chúng lên mặt giấy và thế là bạn phải nhờ người khác hỗ trợ; tốn chi phí, mất thời gian, mà chưa chắc người bạn nhờ thực hiện chính xác những gì bạn mong muốn.
Hay bạn là người đam mê hòa âm phối khí, cảm thụ giai điệu không tốt thì sẽ mất rất nhiều thời gian để bạn viết giai điệu lên máy chứ chưa nói đến việc nghe ra những nốt chênh phô để chỉnh sửa cho hợp lý. Còn với những bạn đam mê ca hát, một ngày nào đó bạn nhận được một bài hát mới thì bạn sẽ làm thế nào ?
Để có thể học tốt môn kí xướng âm, bạn cần nắm vững nhạc lý (để kí nhạc) và rèn luyện thành thạo kỹ năng cảm thụ, xướng giai điệu. Và bài sưu tầm hôm nay, Phòng thu âm Sonar Studio sẽ tập trung vào việc phân tích cách tiếp cận kỹ năng cảm thụ âm và xướng giai điệu để từ đó tìm ra phương pháp rèn luyện hiệu quả.
Thứ nhất, người học cần biết chút ít về nhạc lý cơ bản đủ để hiểu đoạn nhạc viết về cái gì.
Thứ hai, khi thực hành kỹ năng này, người học cần chú tâm vào việc thu và phát âm thanh (nghe và xướng) cho đúng, không phải hát cho hay theo cảm nhận cá nhân, học với trách nhiệm trả bài.
Thứ ba, để cảm nhận giai điệu tốt, người học cần phát triển hai kỹ năng quan trọng là cảm nhận về tiết tấu và cao độ của âm thanh. Đã gọi là kỹ năng tức là bạn phải thực hành những gì mình học đều đặn trong khoảng thời gian dài, nó hoàn toàn khác với cách học những môn lý thuyết mà ta đã học từ phổ thông (toán, sử, địa, …). Bạn phải tìm ra cho mình cách luyện tập phù hợp để đạt hiệu quả. Không phải cứ bỏ hàng giờ đồng hồ luyện cảm âm là tốt, bạn phải luyện tập chúng một cách “có ý thức”.
Hay nói một cách đơn giản, Phương pháp rèn luyện ký xướng âm phải dự trên 3 quy tắc sau:
Hãy chia thành các phần nhỏ, diễn ra theo ba hướng : Thứ nhất, người học nhìn nhận nhiệm vụ là một khối toàn thể. Thứ hai, chia chúng thành các mảng nhỏ nhất có thể. Thứ ba, thoải mái sử dụng thời gian, giảm tốc độ hành động, rồi tăng tốc để học được cấu trúc bên trong đó.
Lặp đi lặp lại: Theo quan điểm sinh học, khi muốn tạo dựng kỹ năng, không việc gì hiệu quả hơn bằng hành động và “lặp đi lặp lại” là việc làm vô giá và không thể thay thế, nó giúp các neuron ở vùng não giữ chức năng cảm thụ âm thanh liên kết với nhau mạnh mẽ hơn dẫn đến khả năng cảm thụ âm nhạc của bạn cũng phát triển theo.
Học để cảm nhận: Không nên nghĩ đơn giản rằng: dành thời gian nhiều hơn thì tập hiệu quả hơn. Việc đó chỉ đúng với điều kiện bạn vẫn ở điểm nhạy cảm, ở rìa tới hạn của khả năng. Nói một cách đơn giản, người ở điểm rìa tới hạn của khả năng sẽ có những được mô tả có những cảm giác sau đây: chú tâm, kết nối, tạo dựng, toàn thể, tỉnh táo, tập trung, lỗi, lặp lại, giời hạn, thức tỉnh, phát triển… Không có khái niệm dễ dàng, tự nhiên, thói quen, tự động ở điểm này.
Nguồn : Sưu tầm Internet