Đối với các bạn đam mê âm nhạc nói chung và ca sĩ nói riêng, chiếc micro là một phần không thể thiếu trong nghề nghiệp, đến nỗi nó đôi khi là biểu tượng của các ca sĩ, mỗi khi có hình ảnh chiếc micro là người ta liên tưởng đến ca sĩ. Tuy gặp nhiều, thấy nhiều, nhưng các bạn có biết sử dụng mic một cách chính xác? Sau đây, Phòng thu âm Sonar chia sẻ với các bạn những kiến thức mà chúng tôi đã sưu tầm về kỹ thuật sử dụng mic khi trình diễn, để có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Đây là bước đầu tiên đối với các bạn chưa từng được cầm cái micro thật lần nào, cũng như chưa có cơ hội đứng trên sân khấu. Hãy đứng trước gương, cầm một vật gì đó có hình dạng và khối lượng tương tự chiếc micro (chai nước suối có nước, chiếc lược,…), để các bạn có thể quen với việc cầm một thứ gì đó thoải mái khi biểu diễn. Hoặc có thể luyện tập bằng cách hát Karaoke cùng bạn bè…
Một số người nghĩ việc để micro càng gần miệng sẽ càng tốt vì âm thanh phát ra sẽ to hơn. Việc này đúng, bởi vì micro dùng cho biểu diễn thường là micro dynamic có tầm bắt khá ngắn, cho nên micro càng gần miệng thì âm thanh phát ra càng rõ. Tuy nhiên, lúc này bạn cũng phải trả giá khi âm thanh phát ra sẽ bị ồn lên, vì thế lý tưởng nhất là bạn nên để đầu micro cách với miệng của mình từ 2- 3 cm nhé, trừ lúc hát những note cao hoặc note với lực mạnh hơn thì phải để cách xa hơn (nhưng đừng quá xa nhé) để tránh tình trạng âm thanh bị quá to.
Một số bạn có thói quen thay vì cầm thân micro lại cầm ngay đầu micro để hát, có thể nó style hoặc chất hơn, nhưng khi trình diễn live thì sử dụng mic như thế là một điều không nên chút nào. Vì sao? Bởi vì việc này sẽ gây dễ bị “hú” bất thường bởi vì nó sẽ làm tăng feedback và hơn nữa nó sẽ làm cho giọng hát của bạn đi vào micro bị um và biến dạng rất nhiều.
Khi ở nhà tập “chay”, bạn hát rất tốt, nhưng khi hát cùng với hệ thống âm thanh thì bạn cảm giác răng mình hát không được tốt như ở nhà? Bạn nghĩ do tâm lý, do “run”, do “khớp”? Đó cũng là một trong số các nguyên nhân, hãy chuẩn bị tâm lý thật kỹ trước khi hát nhé.
Bên cạnh đó, một lý do cũng rất hay gặp nữa đó là âm thanh có vấn đề…mà chính xác chính là hệ thống monitor cho ca sỹ. Một cách cụ thể, monitor là hệ thống loa nằm ở rìa ngoài sân khấu quay mặt vào ca sỹ, sẽ giúp cho ca sỹ nghe được chính xác họ đang hát gì để có thể điều chỉnh giọng hát của mình phù hợp.
Vì sao phải cần hệ thống monitor? Bởi vì thông thường khi diễn, các loa sẽ quay về phía khán giả, còn ca sỹ sẽ đứng phía sau, do đó ca sỹ sẽ chỉ nhận được âm thanh với đa số là tầng trầm, sẽ rất khó phân biệt được cao độ, đặc biệt đối với các dòng nhạc có bass đánh mạnh và ở một sân khấu rộng thì âm thanh rất loãng sẽ càng gây khó khăn cho ca sỹ trong việc cảm âm.
Gặp trường hợp này, nhiều bạn cố gắng hát thật to, mạnh vào micro để có thể nghe rõ giọng mình hơn, nhưng càng dùng sức nhiều thì yếu điểm giọng hát càng lộ rõ, làm cho màn trình diễn không như ý muốn. Vì thế, khi chạy sân khấu, các bạn nên để ý thật kỹ vấn đề monitor này để nhờ bộ phận âm thanh tinh chỉnh sao cho cảm thấy dễ chịu nhất.
Việc dùng ngôn ngữ cơ thể trên sân khấu (quay đầu, nghiêng mình,…) rất cần thiết vì rõ ràng bạn phải làm tốt luôn cả phần nhìn bên cạnh phần nghe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đầu bạn quay một nơi nhưng micro đi một nẻo, dẫn đến âm thanh to nhỏ thất thường và nhìn rất “kỳ”. Giải pháp mà phòng thu âm là bạn hãy tập ở nhà thật kỹ để trở thành thói quen, đầu – chính xác hơn là miệng di chuyển đi đâu thì tay và micro phải di chuyển đến đó, hãy tập cho đến khi bạn không còn phải suy nghĩ đắn đo về việc này nữa nhé.
[Nguồn : Sưu tầm Adammuzic]