Một số khái niệm của kỹ thuật thu âm cơ bản



Để có được một bản thu âm tốt, việc nắm được các kĩ thuật thu âm cơ bản là yếu tố quan trọng. Nhưng trước hết, bạn phải hiểu rõ các khái niệm về âm thanh và cách xử lý âm thanh thường gặp. Dưới đây là một số khái niệm của kĩ thuật thu âm cơ bản mà Sonar Studio xin giới thiệu đến bạn.

ky-thuat-thu-am-co-ban

Một số khái niệm của kỹ thuật thu âm cơ bản

BUS

BUS được hiểu là tín hiệu từ nguồn thu tới rãnh thu âm, từ rãnh thu âm này tới rãnh thu âm khác hoặc từ rãnh/nguồn thu tới bộ xử lý hiệu ứng. Hay nói một cách đơn giản, BUS chỉ là những đường tín hiệu.

Đường đi của tín hiệu âm thanh thường làm cho chúng ta cảm thấy bối rối và dễ gây nhầm lẫn. Việc nắm rõ được tín hiệu âm thanh sẽ giúp người kỹ thuật viên phòng thu âm có thể dễ dàng điều khiển các tín hiệu khi tiến hành thu âm. Bởi trong lúc chuyển từ nơi này đến nơi khác, tín hiệu được truyền qua một “ma trận”. Hệ thống này có nhiệm vụ kết hợp nhiều tín hiệu lại với nhau mà vẫn giữ nguyên âm lượng, vị trí phân loa của tín hiệu.

Chỉnh trước (pre – fade) và chỉnh sau (post – fade)

Như cái tên gọi, pre – fade là tín hiệu âm thanh trước khi đi qua cần điều chỉnh, còn post-fade là tín hiệu âm thanh sau khi đã qua cần điều chỉnh.

Pre-fade được sử dụng khi bạn cần tách âm thanh ra khỏi cần điều chỉnh. Tuy nhiên, khi kiểm tra âm lượng, thiết lập này lại không có nhiều giá trị sử dụng. Ngoài ra, thiết lập pre – fade còn được dùng khi bạn gởi tín hiệu riêng tới headphone mà không cần phải điều chỉnh mixer. Bạn có thể tùy ý thay đổi tín hiệu của bất cứ một thiết bị nào được gởi tới headphone mà không ảnh hưởng tới bản mix chính.

Post – fade thường được sử dụng nhiều hơn pre-fade. Thiết lập này cho phép bạn kiểm tra độ lớn cho toàn bộ hoặc riêng biệt từng rãnh. Ngoài ra, bạn còn có thể điều chỉnh để thay đổi nhiều hay ít cho từng rãnh riêng biệt.

Khoảng dao động cường độ (dynamic range)

Nếu như cường độ âm thanh là độ lớn của âm thanh tại một thời điểm, thì dao động cường độ là thước đo về sự thay đổi độ lớn của âm thanh. Khi thu âm, bạn nhận thấy cường độ của âm thanh biến đổi liên tục theo giọng hát, trình diễn nhạc sống hay môi trường thiên nhiên.

Tương phỏng (analog) và số hóa (digital)

Đối với thu âm dạng tương phỏng, người ta có thể cho phép tín hiệu thu vượt mức 0dB mà không làm “bể” tiếng. Nhờ đó tín hiệu thu đôi khi trở nên ấm và mạnh hơn.

Còn trong môi trường thu số thì việc lưu lại âm thanh vượt quá 0dB là điều không thể thực hiện. Bởi vì hầu hết các thiết bị thu số không hiển thị những gì vượt quá 0dB. Tín hiệu thu tốt nhất nên nằm trong khoảng từ -12dB đến -4dB.

Phòng thu âm chuyên nghiệp với hệ thống máy móc được đầu tư chuyên nghiệp, các kĩ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thu âm, hòa âm phối khí. SONAR PRODUCTION là nơi bạn có thể tin tưởng để cho ra đời những sản phẩm chất lượng.