Giọng hát của con người được xem như là “nhạc khí sống” rất quý báu, mà không có một nhạc cụ nào có thể sánh bằng bởi chỉ duy nhất giọng hát của con người mới có thể phát ra lời. Chính nhờ ngôn ngữ mà tiếng hát con người có sức biểu hiện, diễn đạt tình ý hữu hiệu, có tính giáo dục cao về nhiều phương diện. Ngôn ngữ làm cho âm nhạc rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu nên dễ đi sâu vào tầng lớp xã hội. Thanh nhạc nhờ đó mà có tính đại chúng cao nhất.
Bộ phận quan trọng nhất của thanh nhạc là bộ máy phát âm. Bộ máy phát âm của mỗi người được hiểu như một nhạc cụ vô cùng tinh vi và hoàn chỉnh. Nhạc cụ này có thể phát ra những âm thanh trầm – bổng, ngắn – dài, mạnh – nhẹ và trong – đục, tương ứng với các thuộc tính của âm thanh là cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc. Cùng phòng thu âm Sonar Studio tìm hiểu những kiến thức cần thiết về thanh nhạc ngay sau đây.
Những kiến thức cần thiết về thanh nhạc
Để có thể phát ra tiếng hát. chúng ta cần một sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng thực hiện các nhiệm cụ khác nhau:
Bộ phận hô hấp : phổi, khí quản, chi khí quản, lồng ngực và cơ hoành là động lực phát thanh
Bộ phận phát thanh : các dây thanh (thanh đới) là bộ phận chủ yếu để phát ra âm thanh.
Bộ phận cộng hưởng : các khoảng trống trong đầu, mũi, miệng và yết hầu có tác dụng cộng hưởng làm tăng âm lượng.
Bộ phận nhã chữ : môi miệng, răng lưỡi, cổ họng, có nhiệm vụ uốn nắn và điều chỉnh âm thanh thành ngôn ngữ
Thanh nhạc là gì?
Thanh nhạc là bộ môn nghệ thuật kết hợp giữa âm nhạc và ngôn ngữ, nó khác với khí nhạc – loại âm nhạc viết riêng cho các loại nhạc cụ diễn tấuHọc thanh nhạc thực chất là học về cách lấy hơi hiệu quả và luyện tập mở rộng âm vực để cải thiện giọng hát và cách xử lý bài hát nghe hay hơn.
Để cải thiện giọng hát được mạnh và ổn định, ta cần phải kiểm soát tốt hơi thở và mở rộng âm vực. Thanh nhạc với các bài tập về hơi thở, giám sát hơi thở, luyện thanh, mở rộng xương sườn, điều khiển cơ bụng… sẽ giúp ta ca hát một cách thoải mái, vững chắc hơn.
Nguyên lý phát âm
Hơi thở ra (bộ phận hô hấp) làm rung các dây thanh (bộ phận phát thanh) tạo nên âm thanh – những âm thanh này được khuếch đại (bộ phận cộng hưởng) và uốn nắn (bộ phận nhả chữ) để nhả ra chữ.
Các hình thứ phát âm
– Phát âm thông thường: là hình thức phát âm với hơi thở tự nhiên theo cách hít thở bình thường để nói chuyện. Cách phát âm này chỉ cần một trữ lượng hơi thở nhỏ và nó chỉ tạo nên một âm lượng nhỏ
– Phát âm bất thường: là hình thức phát âm với hơi thở gấp và mạnh. Ta thường sử dụng khi la hét, tức giận. Cách phát âm này cần một trữ lượng hơi thở mạnh, nhanh và nó tạo nên những âm thanh lớn, nặng nề và thô cứng.
– Phát âm khống chế hơi thở: là hình thức điều hòa, kiểm soát các đặc tính âm thanh qua việc khống chế hơi thở. Đây chính là hình thức phát âm trong ca hát.
Tư thế luyện thanh
Đứng thẳng một cách tự nhiên
Hai chân tách ra, một chân hơi dịch về phía trước, giữ vững trọng tâm thế đứng
Đầu giữ ngay ngắn, không ngửa cổ hoặc cúi thấp
Mắt nhìn thẳng tự nhiên
Nét mặt không căng thẳng, tập trung vào nội dung bài tập, bài hát
Không nên nhún nhảy, gật gù lúc luyện tập
Nên đứng trước gương để tự kiểm tra tư thế và sửa chữa kịp thời
Như vậy chúng ta đã biết được cơ chế và nguyên lý làm việc của bộ máy phát âm của con người giúp tạo ra lời trong tiếng hát. Nhưng tiếng hát của con người cơ bản không phải lúc nào cũng hay. Vậy để tiếng hát được trở nên hay hơn, tình cảm hơn, đó là cả một quá trình nỗ lực luyện tập, cải thiện thông qua việc học và trau dồi thanh nhạc.
Để có thể trao đổi nhiều hơn về những vấn đề về thành nhạc hay thu âm, bạn có thể đến trực tiếp tại Sonar Studio, đội ngũ kỹ thuật viên tại phòng thu âm luôn sẵn sàng chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm quý báu nhất.