Phương pháp để có giọng hát khỏe



Để sở hữu một giọng hát khỏe và cao thì phải cần rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nếu bạn nghiêm túc tập luyện thật sự thì không gì là không thể. Hãy luyện tập theo phương pháp để có giọng hát khỏe mà phòng thu âm chia sẻ dưới đây sẽ giúp giọng hát của bạn ngày càng tiến bộ.

giong-hat-khoe

Phương pháp để có giọng hát khỏe

Cố gắng giữ lưng thẳng và thả lỏng các cơ dù ngồi hay đứng

Thả lỏng cơ thể cùng giữ thẳng lưng sẽ giúp phổi và cơ hoành của bạn giãn nở đúng cách, giúp luồng hơi lưu thông tốt hơn. Việc thả lỏng cơ thể rất quan trọng bởi vì lực hát của bạn bắt nguồn từ chính cơ hoành.

Cố gắng thả lỏng cơ bụng

Không nên thóp bụng hay làm căng cơ bụng vì nó sẽ khiến bạn thở không được tự nhiên. Hãy đặt ngón tay cái lên thanh quản và nhẹ nhàng lay lay 2 bên trái phải. Điều này giúp dây thanh đới được thư giãn và làm giảm sức căng lên các dây thanh đới trước khi bạn hát.

Thở bằng cơ hoành

Cơ hoành được biết đến là một bó cơ nằm dưới phổi có tác dụng co lại khi hít vào, nhờ đó phổi có thể nở vào không gian đó. Do vậy bạn phải thật sự thả lỏng cơ hoành một cách có kiểm soát và từ tốn khi thở ra. Bên cạnh đó, bạn không nên hít vào bằng mũi vì hát nốt cao sẽ rất khó.

Khởi động trước khi hát

Trước khi hát, bạn có thể ngân nga các âm thanh như từ vòm miệng lấy hơi thổi khí qua môi sau đó rung môi hoặc các âm thanh kiểu như a b-b-b-b-b, p-p-p-p-p. Bạn cũng có thể thử nhiều cách khác với các nguyên âm và phụ âm khác nhau để giúp các cơ mặt được linh hoạt hơn. Phương pháp này có tác dụng giúp câu hát của bạn nghe tốt hơn, đỡ bị căng hơn.

Luyện cho cơ thể quen với việc hát cao

Khi hát các nốt cao, bạn nên thu bụng dưới lại nhưng giữ cho bụng trên phình ra. Đây được gọi là kỹ thuật “nâng bụng dưới”. Buông lỏng hàm dưới, giữ khẩu hình miệng hẹp và cong đầu gối sẽ tạo cảm giác bạn đang hướng về phía trước khi hát nốt cao. Khi hát cao, bạn nên giữ thanh quản không đưa lên phía trên vì điều này sẽ khiến cổ họng bạn bị căng và gây gãy giọng trong lúc hát. Đặt ngón tay lên thanh quản lúc đang hát để theo dõi sự vận động của thanh quản và dễ điều chỉnh cho nó không bị đẩy lên phía trên. Không nên ngửa đầu lên trên khi hát nốt cao mà cần giữ cho hướng nhìn thẳng về phía trước, giữ cổ thẳng để câu hát nghe không bị căng.

Không ép giọng của mình quá mức

Không nên gắng sức hát các nốt quá cao so với quãng giọng của bạn vì sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng cho sức khỏe. Trước khi luyện tập hay biểu diễn, bạn nên uống ngụm nước nhỏ giúp giọng không bị khô. Nước là vật dụng nên luôn mang theo bên mình để uống mỗi khi cần.

Phòng thu âm hy vọng với những chia sẻ của mình sẽ giúp các bạn có một giọng hát khỏe, cao và đầy nội lực. Nổi tiếng là phòng thu âm chuyên nghiệp trên thị trường hiện tại, chúng tôi sẽ mang đến những bản thu âm tốt nhất cho bạn.