Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên một phòng thu âm chuyên nghiệp. Trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, chuyên nghiệp sẽ giúp phòng thu âm tạo được những bản thu như ý, chuyên nghiệp dành cho quý khách hàng.
Dưới đây là danh sách các thiết bị trong phòng thu âm chuyên nghiệp, hiện đại:
Máy tính dùng để thu âm có cấu hình càng mạnh càng tốt. Bộ nhớ RAM tối thiểu từ 4GB trở lên do phần mềm xử lý âm thanh cần nhiều dung lượng RAM trong quá trình xử lý.
Máy tính phải có ít nhất 2 ổ cứng: 1 ổ chứa hệ điều hành, 1 ổ cứng dùng để chứa dữ liệu liên quan đến những dự án thu âm, hiện các máy chuyên dùng xử lý âm thanh thường dùng ổ cứng ssd cho hệ điều hành windows.
Cấu hình cơ bản đối với một máy tính dùng trong quá trình thu âm và làm nhạc phải đảm bảo tối thiểu: RAM 4GB, CPU Core 2 Duo, HDD 250 GB.
Một số phần mềm làm nhạc phổ biến hiện nay: Protool, Sonar, Nuendo, FL Studio, Audacity, Cubase…
Microphone là thiết bị thu âm đầu vào: âm thanh từ các loại nhạc cụ, giọng hát,.. Hiện nay, Microphone có 3 loại chính: Ribbon, Dynamic và Condenser. Trong đó, Condenser Microphone là loại tốt nhất chuyên cho ra chất lượng âm thanh thu vào tốt nhất: độ nhạy cao, khả năng bắt âm chính xác.
Pop filter (màng lọc âm) là thiết bị chắn giữa microphone và miệng của người thu âm nhằm giúp hạn chế những tạp âm trong quá trình hát, bảo vệ microphone tránh rỉ sét và hư hại. Các loại pop filter phổ biến: Samson, MXL, Nady, Stedman,…
Đây là thiết bị đóng vai trò giao tiếp quan trọng giữa các thiết bị thu âm lại với nhau: microphone, nhạc cụ, loa, máy tính,…giúp thu tín hiệu âm thanh từ nhạc cụ vào máy tính và phát tín hiệu âm thanh từ máy tính ra loa.
Các loại kết nối phổ biến giữa Audio Interface và máy tính:
Trong trường hợp dùng loại microphone Condenser, audio interface phải đảm bảo hỗ trợ cấp nguồn Phantom 48V cho loại microphone này.
Các loại Audio interface có chất lượng tốt hiện nay: RME audio fireface, Universal Audio Apollo, Motu, focusrite…
Preamp là thiết bị xử lý tín hiệu âm thanh nhận vào từ micro, có nhiệm vụ edit EQ giọng hát, compresor cho tín hiệu âm thanh được đều và đẹp hơn.
Monitor – loa kiểu âm: có nhiệm vụ tái tạo lại âm thanh một cách trung thực nhất, âm thanh được phát ra là âm thanh gốc không qua chỉnh sửa. Thiết bị này giúp nhân viên kỹ thuật biết được bản thu có những khiếm khuyết nào, cần chỉnh sửa ở đâu.
Một số loại loa kiểu âm – studio monitor có chất lượng tốt hiện nay: Adam, Yamaha NS-10 studio, Event, Apolo, Mackie, KRK Rokit…
Controller, Mixer là thiết bị có nhiệm vụ in out tín hiệu âm thanh cuối cùng chuyển đến monitor, hiện nay các mixer và control digital được sử dụng nhiều nhất, vì nó mang lại âm thanh trung thực nhất.
Headphone monitor có vai trò tương tự như studio monitor, được dùng cho cac sĩ, người thu âm nghe phần nhạc nền hay âm thanh đang được thu vào micro (âm thanh, tiếng nhạc, nhạc cụ,…) và người kỹ thuật viên kiểm tra bản mix âm thanh.
Theo vai trò, chức năng thì có 2 loại headphone monitor chính:
Các loại headphone monitor phổ biến: Sennheiser HD 280 Pro, Sony V6, BayerDynamic DTX 910, Audio Technica ATH-M30X,…
Dây dẫn và jack cắm đóng vai trò truyền tín hiệu giữa các thiết bị, nhạc cụ trong quá trình thu âm, xử lý bản thu. Dây dẫn tốt phải đảm bảo không làm suy hao và biến đổi tín hiệu.
Tốt nhất là mua loại dây – jack tín hiệu đã làm sẵn của các hãng uy tín như: Hosa, Monster Cable, Mogami, Pro Co,… hoặc mua đầu jack Neutrik và các loại dây tín hiệu loại tốt rồi nhờ kỹ thuật viên hàn dây jack với nhau cho đúng kỹ thuật.
Ngoài ra cũng nên tính toán chiều dài dây dẫn tín hiệu vừa đủ, không nên dùng quá dài hơn nhu cầu, vì chất lượng tín hiệu sẽ bị suy giảm dần theo độ dài của dây.
MIDI là thiết bị đóng vai trò kết nối giữa các loại nhạc cụ kỹ thuật số với nhau. Đây là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong các phòng thu âm.
Chức năng của MIDI là truyền dẫn tín hiệu dữ liệu số và lệnh điều kiển hệ thống sample trên softwav nhằm tạo ra bản hoà âm.
Phòng thu âm HCM